Cetyl Alcohol là gì? Có tác dụng gì khi dùng trong mỹ phẩm?

Nếu bạn chăm đọc bảng thành phần của các sản phẩm làm đẹp, dưỡng da thì sẽ gặp sự xuất hiện của hợp chất Cetyl Alcohol, nhưng bản chất của Cetyl Alcohol là gì có lẽ bạn cũng chưa hiểu tường tận. Đôi khi còn muốn tránh né chúng bởi vì gốc Alcohol hay còn gọi là cồn, sợ gây hỏng da, sợ kích ứng. Vậy thực hư chuyện này ra sao, tác dụng của Cetyl Alcohol là gì. Thử tìm hiểu nhé!

Chất Cetyl Alcohol là gì?

Chất Cetyl Alcohol là gì?
Chất Cetyl Alcohol là gì?

Cetyl Alcohol được hiểu là một dẫn xuất của cồn, nhưng không hề gây hại cho làn da như các sản phẩm có chứa cồn đơn thuần. Lý do có lẽ đến từ thành phần của chúng.

Alcohol trong mỹ phẩm có những loại nào?

Alcohol hay được gọi là cồn, đã từng bị nhiều người lên án, tẩy chay khi xuất hiện trong ngành sản xuất mỹ phẩm, khiến cho nhiều sản phẩm dưỡng da đình đám bị e dè sử dụng khi chỉ cần xuất hiện chữ Alcohol trong bảng thành phần.

Nhưng đó là họ chưa hiểu rõ, cồn thì cũng có cồn this, cồn that, Alcohol có trong mỹ phẩm được chia làm 2 nhóm chính:

    • Cồn khô (tên tiếng anh là Drying Alcohol): Xuất hiện trong các sản phẩm có tác dụng làm sạch như sữa rửa mặt, tẩy trang, tẩy da chết, một số dòng toner. Mang đến tác dụng giúp cho bề mặt da nhanh khô và được làm sạch sâu hơn. Các tên thành phần phổ biến như ethanol, ethyl alcohol, isopropyl alcohol…
    • Cồn béo (tên tiếng anh là Fatty Alcohol): Cồn này ít mang đến tác dụng phụ hơn vì đã trải qua quá trình kết hợp với acid béo. Được sử dụng trong mỹ phẩm để tăng hiệu quả làm trắng hay dưỡng ẩm trên da. Một số cái tên thuộc nhóm cồn này như Cetyl Alcohol, stearyl alcohol, behenyl alcohol, myristyl alcohol.

Tóm lại, phân loại Cetyl Alcohol là gì thì đây là một chất thuộc nhóm cồn béo – fatty alcohol.

ĐỪNG BỎ LỠ: 12+ Kem Trị Mụn Cám Hiệu Quả, Giá Bình Dân Nhất Thị Trường

Cetyl Alcohol là gì?

Còn xét về công thức hóa học cụ thể, Cetyl Alcohol có dạng như sau:

Cetyl Alcohol là gì?
Công thức hóa học Cetyl Alcohol là gì?
  • Công thức hóa học: CH3 – (CH2)15 – OH hay viết dưới dạng C16H34O
  • Danh pháp IUPAC: Hexadecan-1-ol
  • Dạng xuất hiện: tinh thể dạng sáp
  • Màu sắc: Trắng đục
  • Mùi vị: Gần như không mùi
  • Tên gọi khác: rượu Cetyl, cetanol, ethal, ethol….

Để lý giải vì sao cũng là cồn mà lại không hề gây khô, không dễ bốc hơi thì nhìn vào công thức hóa học, bạn sẽ thấy Cetyl Alcohol là gì – là sự kết hợp của cồn cetyl và cồn stearyl. Toàn bộ phân tử chỉ có 1 gốc cồn (-OH) duy nhất gắn vào, nên sẽ thiên về tính chất của chất béo hơn.

Không chỉ không gây khô bề mặt, mà cetyl alcohol có khả năng giữ ẩm và là dung môi hòa tan nhiều chất, vậy nguồn gốc hợp chất này ra sao?

Nguồn gốc Cetyl Alcohol là gì?

Có đến 2 cách có thể tạo ra được Cetyl Alcohol đó là:

  • Chiết xuất từ tự nhiên: Một số loài động vật và thực vật như dừa hay cọ có chứa chất này
  • Tổng hợp qua công nghiệp: Trong ngành công nghiệp hóa dầu, cetyl alcohol là một sản phẩm thu được khi khai thác dầu mỏ.

Xét 2 nguồn gốc trên thì đều có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ như từ tự nhiên lượng cetyl alcohol thu được không quá nhiều, hơi phức tạp trong quy trình tách chiết để thu được thành phẩm 100%. Điều đó hiển nhiên giá thành sẽ cao hơn. Tuy nhiên do có nguồn gốc từ động – thực vật nên đảm bảo an toàn cho người dùng.

Còn làm từ công nghiệp sẽ cho ra sản lượng lớn, giá thành rẻ, nhưng khả năng gây kích ứng hoặc không có tác dụng trên da lại cao hơn.

Tính chất Cetyl Alcohol là gì?

Tính chất Cetyl Alcohol là gì?
Tính chất Cetyl Alcohol là gì?

Gốc cồn nhưng lại chứa nhiều gốc CH, nên Cetyl Alcohol mang những đặc trưng như:

  • Luôn ở dạng sáp nhưng lại không thể hóa thành gel lỏng
  • Hình thù không rõ ràng, có thể đóng thành khối hoặc thành hạt nhỏ
  • Không tan trong nước, tan rất ít trong cồn Alcohol, nhưng lại hòa tan hoàn toàn trong cồn Ethanol, Acetone, Chloroform, Benzen. Đặc biệt tan nhanh khi nhiệt độ tăng, lý tưởng là dầu nóng đạt 54 độ C.
  • Có thể phát quang khi nhiệt độ lên đến mức 185 độ C

Nhờ những tính chất trên, Cetyl Alcohol được sử dụng tương tự hoạt chất làm mềm, làm đặc và nhũ hóa một số thành phần có trong mỹ phẩm.

3 tác dụng của Cetyl Alcohol là gì trong mỹ phẩm?

Cụ thể từng công dụng của Cetyl Alcohol phát huy trong mỹ phẩm ra sao, chúng ta hãy đi chi tiết từng vấn đề một.

Sử dụng tương tự một chất làm mềm

Phía trên đã đề cập đến, cồn béo không những không làm khô da mà còn giúp giữ ẩm. Cụ thể Cetyl Alcohol sẽ tạo ra một lớp màng mỏng trên da, ngăn khả năng nước thoát ra làm giảm độ ẩm bề mặt xuống.

Bên cạnh đó, những dấu hiệu của làn da khô như lớp thô ráp, sần sùi, bong tróc nhiều tế bào chết cũng được loại cồn béo này “xử đẹp” bằng cách ngấm dần và từ cứng hóa mềm một cách từ từ. Và cũng nhờ đó mà da bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, bớt cảm giác căng rát, nhất là vào những ngày hanh khô.

Công dụng này được ứng dụng nhiều trong việc sản xuất các loại skincare như kem dưỡng, serum dưỡng. Thậm chí là một số loại kem chống nắng dành cho da thường đến da khô cũng được bổ sung hoạt chất này. Nhưng thường cồn Cetyl sẽ đi kèm một số cồn khác như Stearyl, Cetearyl, Myristyl…

3 tác dụng của Cetyl Alcohol là gì trong mỹ phẩm?
3 tác dụng của Cetyl Alcohol là gì trong mỹ phẩm?

Cetyl Alcohol là gì mà có hoạt động nhũ hóa

Trong thành phần của từng loại mỹ phẩm có rất nhiều chất khác nhau, chất thì ưa nước, chất lại ưa béo. Nếu không có chất nhũ hóa làm giảm sức căng bề mặt thì 2 loại chất trên sẽ không thể nào mà “hòa hợp” được với nhau. Dẫn đến hiện tượng bị tách nước, hỏng chất lượng sản phẩm hoặc không thể nào bám dính được khi bôi lên bề mặt da.

Cetyl Alcohol cũng đóng vai trò “cầu nối” như vậy. Bởi cấu tạo là một đầu ưa nước và một đầu kỵ nước, chúng sẽ tạo thành liên kết vững chắc với gốc dầu và gốc nước trong các thành phần còn lại, đảm bảo sự đồng nhất trong mỗi hũ kem bôi, mỗi sản phẩm làm sạch.

Điều này lý giải vì sao nơi xuất hiện Cetyl Alcohol là gì không chỉ có mỗi dòng dưỡng da cho mặt mà còn có các loại sữa tắm, dưỡng thể, xà phòng,….

    Xem thêm: [Review] 11 Sữa Dưỡng Thể Trắng Da Nổi Tiếng, Chất Lượng Tốt

Tác dụng hoạt động bề mặt của Cetyl Alcohol là gì

Không chỉ hoạt động bên trong nội tại mỗi sản phẩm mỹ phẩm, Cetyl Alcohol có thêm tác dụng nữa trên bề mặt da, mà cụ thể đó là làm sạch. Cơ chế làm sạch của hoạt chất dựa trên đặc tính phân cực của phân tử.

2 đầu ưa – kỵ nước sẽ loại bỏ được toàn bộ các bụi bẩn, dầu thừa, chất làm bít tắc lỗ chân lông trên da, mang lại làn da sạch sẽ, mịn màng và thoải mái hơn hẳn. Ngoài ra Cetyl Alcohol còn hỗ trợ khả năng tạo bọt nên các loại sữa tắm, sữa rửa mặt tạo bọt đều có chất này.

Các dạng tẩy trang micellar, 2in1 hoặc kết hợp giữa dầu và nước cũng không thể thiếu hoạt chất này được. Không chỉ đảm bảo 2 lớp dầu – nước trong tẩy trang có thể hòa quyện khi lắc lên, mà Cetyl Alcohol còn có công dụng cuốn đi các lớp makeup cứng đầu, kem chống nắng hay son môi bám dính.

Tóm lại, việc bổ sung Cetyl Alcohol vào mỹ phẩm, các sản phẩm dưỡng da, làm sạch da mặt, da cơ thể sẽ mang đến tác dụng làm sạch, dưỡng trắng và dưỡng ẩm.

4 điều kiện sử dụng Cetyl Alcohol là gì?

4 điều kiện sử dụng Cetyl Alcohol là gì?
4 điều kiện sử dụng Cetyl Alcohol là gì?

Đương nhiên là những công dụng kể trên chỉ phát huy tác dụng tối đa của nó khi mà Cetyl alcohol được sử dụng đúng. Vậy, có những điều kiện gì?

Công thức phối trộn phù hợp

Cetyl alcohol xuất hiện trong rất nhiều loại, nhưng nên được pha trộn với tỷ lệ bao nhiêu thì nhiều người chưa rõ.

Tỷ lệ hợp lý là khoảng 5% trong tổng trọng lượng sản phẩm. Đôi khi tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn khoảng 1 – 2%, còn đâu là nhường vị trí cho một số loại cồn béo khác.

Các hãng sản xuất lớn sẽ đem sản phẩm của mình trải qua hàng loạt thử nghiệm lớn nhỏ khác nhau để căn chỉnh lượng % phù hợp nhất.

Sử dụng lượng tương ứng Cetyl Alcohol là gì?

Khi sản phẩm đến tay người dùng, đã đảm bảo chất lượng để có thể dùng và phát huy tác dụng. Tuy nhiên lượng bôi, lượng dùng mỗi ngày cũng khá quan trọng.

Đối với các dạng kem dưỡng, dầu dưỡng nên lấy một lượng bôi vừa phải, đủ một lớp mỏng trên mặt. Vừa không lãng phí vừa không gây bít tắc lỗ chân lông.

Các sản phẩm làm sạch cũng tương tự, dùng quá nhiều, nhất là loại tạo bọt, khiến da bị làm sạch quá mức, cảm giác căng da chắc chắn sẽ xuất hiện.

Có sản phẩm làm sạch hàng ngày và sạch sâu trong routine

Cetyl Alcohol không tan trong nước lạnh, hơi tan nhẹ trong nước nóng nên bạn cần làm sạch da hàng ngày và sạch sâu khoảng 1 – 2 lần/tuần để đảm bảo không đọng lại lượng dưỡng đã bôi.

Điều này áp dụng không chỉ riêng với cồn cetyl mà routine dưỡng nào cũng cần phải có. Da đủ sạch mới hấp thu các dưỡng chất tối đa được chứ, đúng không?

ĐỪNG BỎ LỠ: [Review] Acnes Vitamin Cleanser: Thành Phần, Công Dụng, Giá Bán

Chú ý khi sử dụng Cetyl Alcohol là gì cùng da nhạy cảm

Như phía trên có phân tích, Cetyl Alcohol không giống như các loại cồn khô, dễ gây cảm giác khó chịu, châm chích, thậm chí là nổi mẩn trên da nhạy cảm. Thế nhưng với nền da vừa nhạy cảm vừa yếu, bạn vẫn nên cẩn trọng trong những lần bôi đầu tiên.

Có thể thử nghiệm bôi ở các vùng da mỏng như đằng sau tai, phía trong cổ tay, hoặc bôi lên một vùng nhỏ trên mặt. Nếu không có phản ứng gì đặc biệt thì bạn có thể dùng.

Còn nếu có kích ứng thì cần đọc lại bảng thành phần, xác định nguyên nhân do đâu mới có thể điều trị được. Không phải lúc nào cũng do cồn Cetyl được.

Vậy là bạn đã an tâm sử dụng Cetyl Alcohol sau khi biết rõ bản chất Cetyl Alcohol là gì hay chưa? Dù lựa chọn sản phẩm hay hoạt chất nào để cải thiện các vấn đề trên da thì đầu tiên vẫn phải thấu hiểu làn da của mình đã. Chúc bạn hiểu và thêm yêu da để chăm sóc cho đúng nhé!

Đánh giá post
Chia Sẻ Bài Viết Này
Share on facebook
Facebook
Share on pinterest
Pinterest

Đăng Ký Nhận Tin

Bài Viết Mới Nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *